Nhật Ký Công Nghệ Sinh Học

Tóm tắt: Trên Youtube, MinuteEarth giải thích lý do vì sao telomere đóng vai trò quan trọng trong quá trình lão hóa không chỉ ở người ...

CHẤM DỨT SỰ LÃO HÓA: TELOMERE, CHIẾC CHÌA KHÓA ĐẶC BIỆT GIÚP TIẾN GẦN ĐẾN SỰ BẤT TỬ


Tóm tắt: Trên Youtube, MinuteEarth giải thích lý do vì sao telomere đóng vai trò quan trọng trong quá trình lão hóa không chỉ ở người mà còn ở các loài sinh vật có thể tồn tại mãi ở độ tuổi trung niên.

THÁCH THỨC TỪ CÁC TELOMERE

   Trong thời điểm, loài người không thể đạt được sự bất tử thì điều tốt nhất có lẽ là tìm ra cách làm chậm hoặc đảo ngược quá trình lão hóa. Và trong khi đã có một ngành công nghiệp hy sinh trọn vẹn vì “chống lão hóa” thì sự thật về sinh học là số phận của chúng ta được ghi lại bên trong DNA. Cụ thể, những những trình tự lặp lại của DNA ở các đầu mút của nhiễm sắc thể gọi là telomere.

   Các “mũ” này không duy trì các mã trong protein như gen. Do đó, sau mỗi lần nhân bản DNA, các telomere này lại ngắn đi một chút nhưng không làm mất đi các thông tin quan trọng. Ở người, cuối cùng, các telomere này sẽ quá ngắn và các mã DNA sẽ dần bị mất trong quá trình nhân bản, chính điều này sẽ làm một nút dây quan trọng trong quá trình tái tạo tế bào bị thiếu hụt. Và khi tế bào không còn tái tạo được ở tốc độ như trước thì chúng ta sẽ cảm thấy sự ảnh hưởng trên toàn bộ cơ thể. Chính lúc đó là thời điểm chúng ta bắt đầu già đi và hoạt động chậm lại.

   Ở một video trên YouTube, MinuteEarth đã giải thích vai trò của các telomere trong quá trình lão hóa trên nhiều loài và tại sao ở một số loài động vật, chẳng hạn như con chuột chũi thường không xuất hiện sự già đi. Mặc dù xuất hiện các nếp nhăn, chuột chũi thường tạo ra một loại enzyme đặc biệt để xây dựng lại các telomere và giữ cho chúng trẻ hơn hoặc ít nhất là duy trì chúng ở một độ tuổi trung niên không xác định.

TRẺ MÃI HAY Ở TUỔI TRUNG NIÊN ĐẾN CUỐI ĐỜI

   Chúng không thực sự chấm dứt sự lão hóa nhưng chuột chũi thường có thể sống lâu hơn ở tuổi trẻ. Tuy loài này có thể sở hữu khả năng độc nhất để thoát khỏi bệnh ung thư nhưng chúng không bất tử. Trong thực tế, các loài sinh vật càng sống lâu càng có nguy cơ bị các loài khác ăn thịt. Ở loài người, nếu có thể kéo dài sự sống tương tự với chuột chũi, chúng ta có thể không phải lo lắng sẽ bị ăn bởi một sinh vật lớn hơn. Nhưng khác với tuổi trung niên không tóc và nhăn nheo của chuột, chúng ta có thể trở thành nạn nhân của ung thư.

Huỳnh Thanh Thảo
Nguồn: Futurism, Youtube, Pubmed.

0 comment: