Nhật Ký Công Nghệ Sinh Học

Tóm lược:  Các nhà nghiên cứu đã sử dụng CRISPR để nhắm vào mục tiêu "trung tâm chỉ huy" ung thư ở chuột, tăng tỷ lệ sống sót...

KỸ THUẬT CRISPR MỚI NHẮM VÀO VÀ TIÊU DIỆT TRUNG TÂM CHỈ HUY UNG THƯ

KỸ THUẬT CRISPR MỚI NHẮM VÀO VÀ TIÊU DIỆT TRUNG TÂM CHỈ HUY UNG THƯ

Tóm lược:  Các nhà nghiên cứu đã sử dụng CRISPR để nhắm vào mục tiêu "trung tâm chỉ huy" ung thư ở chuột, tăng tỷ lệ sống sót từ 0% đến 100% và giảm khối u ác tính mà không gây tổn hại cho các tế bào khỏe mạnh. 
Tiếp theo, các nhà khoa học sẽ kiểm tra xem nó có thể quét sạch hoàn toàn tế bào ung thư ra không.

ĐIỀU KIỆN CRISPR

   Những tháng gần đây đã có không ít những điều đáng kinh ngạc về công cụ chỉnh sửa gen CRISPR. Vào tháng 9 năm 2016, các nhà nghiên cứu Đức đã phát hiện ra một cách sử dụng CRISPR để khắc phục những đột biến gây ung thư. Vào tháng 11, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã sử dụng công nghệ CRISPR lần đầu tiên trên một con người. Sau đó, vào tháng Giêng năm sau, các nhà nghiên cứu phát hiện ra hai loại protein khác nhau chống lại CRISPR, có thể dẫn đến việc “chuyển đổi” CRISPR và kiểm soát tốt hơn công cụ chỉnh sửa gen trên các đối tượng người.

   Hiện nay, các nhà nghiên cứu từ Đại học Pittsburgh đã sử dụng CRISPR để chỉ ra "trung tâm chỉ huy" của ung thư, tăng tỷ lệ sống sót và giảm khối u ác tính mà không gây tổn hại đến tế bào khỏe mạnh ở chuột. Phương pháp này nhằm vào các gen hợp nhất, các đột biến phát triển khi hai gen khác biệt kết hợp thành một gen lai duy nhất - mà thường dẫn đến ung thư. Họ công bố kết quả của họ ở tờ Nature Biotechnology vào đầu tuần này.

   Nhóm nghiên cứu đã cấy tế bào ung thư gan và tuyến tiền liệt của con người vào chuột và sau đó sử dụng công cụ CRISPR nhắm mục tiêu đến gen hợp nhất để điều trị chúng. Việc điều trị của nhóm đối chứng đã nhắm đến các gen lai không có trong cơ thể của chúng - làm cho nó không hiệu quả. Khối u ở chuột đối chứng tăng gần 40 lần và lan rộng ra các phần khác của cơ thể trong hầu hết các trường hợp. Không một nhóm kiểm soát nào sống sót qua giai đoạn thử nghiệm. Việc điều trị cho nhóm thực nghiệm có mục tiêu gen hợp nhất có trong khối u của chúng, và các khối u bị co lại đến 30 % và không lan rộng. Điều ấn tượng nhất là tất cả các con vật được điều trị thử nghiệm đều sống sót sau khi kết thúc thử nghiệm - đại diện cho sự gia tăng tỷ lệ sống sót từ 0% đến 100%.

THUYÊN GIẢM – HOẶC TIÊU DIỆT?

   Sự thật là các gen hợp nhất này là độc nhất về di truyền làm cho chúng trở thành một mục tiêu dễ dàng cho CRISPR, có thể nhắm mục tiêu vào chúng và thay thế chúng bằng một cái gì đó khác. Trong trường hợp này, các nhà nghiên cứu thay thế chúng bằng các gen giết chết tế bào ung thư, đảm bảo các tế bào khỏe mạnh vẫn sống tốt - mà một phương pháp hóa trị nào đó không thể làm được. Mặc dù những kết quả ấn tượng này rất thú vị, nhưng chúng không có nghĩa là việc điều trị sẽ có hiệu quả ở người và vẫn chưa có kế hoạch thử nghiệm lâm sang nào. Trước khi việc điều trị được thực hiện trên người, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ cải thiện nó. Mặc dù nghiên cứu hiện tại chứng minh rằng kỹ thuật này có thể làm thuyên giảm các tế bào ung thư, nhưng các nhà khoa học vẫn muốn kiểm tra xem nó có thể loại bỏ hoàn toàn ung thư ra không.

   Jian-Hua Luo, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: "Đây là lần đầu tiên việc chỉnh sửa gen được sử dụng để xác định cụ thể các gen hợp nhất của ung thư. "Nó thực sự thú vị bởi vì nó đặt nền móng cho những gì có thể trở thành một cách tiếp cận hoàn toàn mới để điều trị ung thư. Các loại điều trị ung thư khác nhắm vào những người lính bộ binh. Cách tiếp cận của chúng tôi là nhắm mục tiêu trung tâm chỉ huy, do đó không có cơ hội để quân đội của đối phương tập trung lại trong trận chiến trở lại. "

Hiếu Minh
Theo New Atlas, Nature Biotechnology, University of Pittsburgh

0 comment: