Hầu hết chúng ta đều đã dùng aspirin ít nhất một lần trong đời, nhưng có bao giờ bạn dừng lại và suy nghĩ xem làm thế nào mà những viên thuốc nhỏ nhỏ trắng trắng đó lại hiệu quả đến thế trong việc giảm đau? May mắn thay, gần đây đội ngũ ở How Stuff Works đã cùng nhau làm một video Youtube giúp giải thích cơ chế khoa học đằng sau loại thuốc phổ biến này.
Mặc dù aspirin là một điều kỳ diệu khá mới của y học, bản thân aspirin được chiết xuất từ cây liễu và đã được sử dụng như một loại thuốc giảm đau trong ít nhất 6000 năm qua. Theo như How Stuff Works giải thích, không phải cho đến khi các nhà khoa học làm việc với chiết xuất và thanh lọc các thành phần hoạt chất có trong cây liễu, salicin, thì aspirin mới bắt đầu trở thành thứ mà chúng ta biết ngày hôm nay. Trong đường tiêu hóa của chúng ta, salicin được phân giải thành salicylic acid, một chất giúp giảm đau và viêm nhiễm. Các nhà khoa học Đức đã có thể tổng hợp chất này trên quy mô lớn, nhưng đáng tiếc là lại gặp khó khăn trên niêm mạc dạ dày. Aspirin được tạo ra như là một phiên bản của salicylic acid tổng hợp với độ acid thấp hơn.
Sự đau đớn là điều cần thiết, vì nó đóng vai trò cảnh báo nguy hiểm, nhưng nó lại không cần thiết cho chúng ta bị đau liên tục một khi sự nguy hiểm của những chấn thương đã trôi qua. Thêm vào đó, có một số cơn đau không phải là kết quả của chấn thương và không thể tránh khỏi, chẳng hạn như đau bụng kinh hay đau đầu. Aspirin hoạt động bằng cách “bám vào các phân tử truyền tải cảm giác đau” đến não, cảnh báo não về chấn thương. Kết quả là, não bộ ghi nhận ít cảm giác đau hơn và phản ứng viêm tấy cũng ít hơn.
Xem video ở đây:
Người dịch: Lê Thanh Hà
Tác giả: Dân Dovey
Nguồn: Medical Daily
0 comment: