Nhật Ký Công Nghệ Sinh Học

Giá trị và uy tín của một tạp chí hay tập san khoa học nào đó thường được đánh giá bằng hệ số ảnh hưởng (Impact Factor hay gọi tắt là IF)...

Hệ số ảnh hưởng IF và tập san khoa học


Giá trị và uy tín của một tạp chí hay tập san khoa học nào đó thường được đánh giá bằng hệ số ảnh hưởng (Impact Factor hay gọi tắt là IF). Hệ số ảnh hưởng được tính dựa vào số lượng bài báo được công bố và tổng số lần những bài báo đó được tham khảo hay trích dẫn. Hiện tại người ta định nghĩa hệ số ảnh hưởng như sau: IF của một tập san trong năm là số lần tham khảo trung bình các bài báo được công bố trên tập san trong vòng 2 năm trước. Ví dụ như trong 2 năm 1980 và 1981, Tập san Lancet công bố 1,000 bài báo khoa học; trong năm 1982 có 10,000 bài báo khác trên các tất cả các tập san (kể cả Lancet) có tham khảo hay trích dẫn đến 1,000 bài báo đó; và hệ số IF là 10,000 /1,000 =10 . Còn một giải thích khác như sau, tính trung bình mỗi bài báo đầu tiên trên tờ Lancet có khoảng 10 lần được tham khảo đến hay trích dẫn. Vì yếu tố thời gian của việc tính toán, cho nên hệ số ảnh hưởng cũng thay đổi theo thời gian và cách xếp hạng tập san cũng thay đổi theo. Chẳng hạn như vào thập niên 90 British Medical Journal từng nằm trong nhóm các tập san hàng đầu trong y học, nhưng đến đầu thế kỉ 21 hệ số ảnh hưởng của tập san này bị xụt giảm nghiêm trọng. Bởi vậy, tập san nào có hệ số IF cao thì ngầm hiểu là có uy tín và ảnh hưởng cao. Công bố một bài báo trên tập san có hệ số ảnh hưởng cao có thể đồng nghĩa với mức độ quan trọng và tầm ảnh hưởng của bài báo cũng cao. Xin lưu ý là khả năng có thể thôi, bởi IF là chỉ số phản ánh ảnh hưởng của một tập san, chứ không đo lường hệ số ảnh hưởng của một bài báo cụ thể .  Ngược lại, một bài báo trên một tập san có hệ số IF thấp nhưng có thể được trích dẫn nhiều lần. Chẳng hạn như một bài báo viết về một phương pháp phân tích thống kế trong di truyền học công bố trên tập san Behavior Genetics (với IF thấp hơn 2), nhưng được trích dẫn và tham khảo hơn 10.000 lần trong 20 năm sau đó!

Khuyết điểm của hệ số ảnh hưởng đã được nêu lên khá nhiều lần trước đó. Ngay cả người sáng lập ra hệ số IF cũng thú nhận những thiếu sót của hệ số này. Một số bộ môn khoa học có xu hướng công bố nhiều bài báo ngắn, hay đơn thuần là họ có truyền thống trích dẫn lẫn nhau, thậm chí tự mình trích dẫn mình. Có nhiều nhà khoa học trích dẫn những bài họ chưa từng đọc, trích theo nguồn tham khảo của họ. Ngoài ra, những bộ môn nghiên cứu lớn (như y khoa chẳng hạn) có nhiều nhà nghiên cứu và con số bài báo cũng như chỉ số trích dẫn cũng tăng theo. Cũng có thể có trường hợp bài báo kém nhưng được trích dẫn để làm gương cho người khác. Nói tóm lại, con số thống kê bài báo và chỉ số trích dẫn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngoại vi hơn là chất lượng khoa học. Đa phần bài được trích dẫn nhiều có liên quan đến phương pháp, hay thuộc loại điểm. Nhiều nghiên cứu tốt nhưng nhiều người chưa hiểu ra, và người ta chỉ hiểu rõ giá trị của chúng sau nhiều năm sau khi công bố.

Dù hệ số IF vẫn còn khiếm khuyết nhưng cho tới nay người ta vẫn dùng vì chưa có hệ thống nào tốt hơn. Cho nên IF chỉ mang tính chất tham khảo.

Nguyên tắc bình duyệt như thế nào?

Sau khi tác giả bài viết gửi bản thảo của bài báo đến một tập san chuyên môn nào đó, tổng biên tập hay phó tổng biên tập sẽ xem qua bài báo và quyết định bài báo có xứng đáng được gửi ra ngoài để bình duyệt hay không. Nếu không xứng đáng, tổng biên tập sẽ báo ngay (trong vòng 1 tháng) cho tác giả biết là bài báo không được bình duyệt. Nếu thấy bài báo có giá trị và cần được bình duyệt, tổng biên tập sẽ gửi bản thảo cho 3 hoặc 4 người bình duyệt.

Người kiểm duyệt là chuyên gia và am hiểu trong vĩnh vực chuyên môn

Những người bình duyệt là chuyên gia trong lĩnh vực liên quan. Tác giả không biết người bình duyệt là ai, nhưng người bình duyệt lại biết được tác giả vì họ có trong tay bản thảo. Người bình duyệt sẽ xem xét toàn bộ và gửi ý kiến của mình cho tổng biên tập đêt quyết định có đăng bài hay không. Người quyết định cuối vẫn là tổng biên, nhưng thông thường chỉ 1 người bình duyệt nói không thì số phận bài viết ấy sẽ rất bấp bênh.

Tuy nhiên người bình duyệt có khả năng sẽ cho tác giả một cơ hội để phản hồi lời phê bình. Nếu có cơ hội phản hồi, tác giả phải trả lời từng phê bình của từng người bình duyệt. Bài phản hồi phải được viết như một báo cáo, và tất cả những thay đổi trong bài báo tác giả phải báo cho tập san biết. Giai đoạn này tốn từ 1 đến 3 tháng.

Nếu tác giả không có phản hồi thì tổng biên có quyền từ chối bài đăng. Nếu bài phản hồi cần xem xét lại tổng biên tập sẽ gửi cho những người bình duyệt xem lại một lần nữa và tác giả có khi phải phản hồi một lần sau cùng. Giai đoạn này cũng tốn từ 1 đến 3 tháng.
Tóm lại từ lúc nộp bản thảo cho tới in trên mặt giấy thì thời gian tốn khoảng 9 tháng đến 1 năm. Bởi vì thời gian quá lâu như thế, cho nên một số tác giả có khi quyết định tự công bố trước dưới dạng sơ bộ để chia sẽ cho đồng nghiệp( dạng này là pre-print).

Mục đích chính của việc bình duyệt là đánh giá và kiểm tra các bài báo trước khi chấp nhận đăng chính thức, các bài đăng này có thể được dùng trong việc xin tài trợ nghiên cứu.

Đương nhiên, người bình duyệt là người có chuyên môn nên có thẩm quyền trong việc xét duyệt. Tuy nhiện, họ là con người nên sẽ có thiên kiến. Do đó, kết quả xét duyệt không phải lúc nào cũng khách quan.

Ý nghĩa của bài báo khoa học

Để được xem là một bài báo khoa học thì nó sẽ trãi qua cơ chết bình duyệt và được công bố trên tạp chí chuyên môn. Những bài báo xuất hiện dưới dạng “abstracts” hay “proceedings” không được xem là những bài báo khoa học bởi vì nó không đáp ứng được hai yêu cầu trên.  Tuy nhiên, có nhiều nhà khoa học nhầm lẫn, họ đã liệt kê abstract và proceedings trong lý lích nghiên cứu của mình như là bài báo khoa học. Đối với người không am hiểu khoa học thì sự nhầm lẫn này không sao, nhưng các nhà khoa học cần phải nghiêm chỉnh vấn đề này.

Nhìn chung, công bố báo cáo khoa học trên các diễn đàn Quốc tế cũng là cách nâng cao hiện diện, năng suất khoa học của Quốc gia. Tỷ lệ công bố các bào báo khoa học ở VN chưa cao. Đa phần các công trình nghiên cứu ở VN chỉ ở mức độ nghiêm thu hay luận án.  Nếu công trình chưa được công bố trên diền đàn khoa học Quốc tế thì nó chưa được coi là hoàn tất.

Để có sự đề xuất ở các trường đại học phương Tây, ngoài các yếu tố như giảng dạy, tài trợ nghiên cứu và phục vụ xã hội thì tiêu chuẩn quan trong khác là chất lượng bài báo khoa học của ứng viên đó. Theo quy đinh, muốn được đề bạt lên  giáo sư dự khuyết ( Assistant professor), ứng viên phải có từ 3-5 bài báo khoa học; còn phó giáo sư (associate professor) phải có ít nhất 30 bài báo khoa học trở lên; và giáo sư (professor) phải có từ 50 bài báo trở lên. Đây là tiêu chuẩn chung, và tối thiểu. Còn các viện hay trường Đại học sẽ có một số quy định riêng.

Tham khảo: Ts. Nguyễn Huy Hoàng, Biodata Center.

0 comment: