Nhật Ký Công Nghệ Sinh Học

Theo Henry Ford, nhà sáng lập tập đoàn ô tô Ford cho rằng:" nguyên nhân chính của sự đói nghèo đó là sự thiếu nhịp nhàng giữa sản xu...

Vì sao chúng ta nghèo?


Theo Henry Ford, nhà sáng lập tập đoàn ô tô Ford cho rằng:" nguyên nhân chính của sự đói nghèo đó là sự thiếu nhịp nhàng giữa sản xuất và phân phối, trong cả nông nghiệp và công nghiệp, giữa nguồn lực và sử dụng nguồn lực.

Đói nghèo xảy ra do nhiều nguyên nhân, nhưng điều đáng nói là những nguyên nhân có thể kiểm soát được. Khi nói tới đói nghèo thì Henry Ford ngụ ý tới việc một cá nhân hay gia đình không đủ thực phẩm, nhà cửa, quần áo cần thiết cho cuộc sống bình thường.

Điều tất nhiên là sẽ có sự khác biệt trong nuôi dưỡng, con người không giống nhau về thể chất và tinh thần. Do vậy, kế hoạch chủ trương tất cả mọi người đều bình đẳng là trái quy luật tự nhiên, do đó kế hoạch đó sẽ không thành công. Việc hạ thấp tiêu chuẩn sống không làm cho người ta khá hơn, làm như vậy chỉ gia tăng sự nghèo đói chứ không gì khác.

Chỉ có xoá nghèo đói bằng việc làm cho mọi thứ trở nên dồi dào hơn, và thực tế từ hàng năm nay chúng ta đã có những bước tiến trong khoa học sản xuất. Những nhà khoa học cực hữu đã sai lầm khi cho rằng công nghiệp sẽ vắt kiệt sức khoẻ của công nhân. Thực tế, nền công nghiệp hiện đại đang dần dần làm thay đổi người công nhân và cả thế giới. Chúng ta chỉ cần học hỏi thêm về việc lập kế hoạch và về các phương thức sản xuất mà thôi. Còn chính những sáng kiến và tài năng cá nhân hay khả năng lãnh đạo của một cá nhân xuất sắc, sẽ mang lại cho chúng ta kết quả tốt nhất. Chính phủ vốn luôn là tiêu cực, thường không thể cung cấp hay hỗ trợ tốt cho bất cứ chương trình xoá đói giảm nghèo nào. Họ chỉ có thể hỗ trợ gián tiếp bằng cách xoá bỏ rào cản đối với sự tiến bộ và ngừng tạo ra gánh nặng lên cộng đồng.

Theo Henry Ford, nguyên nhân chính của việc đói nghèo là sự thiếu nhịp nhàng giữa sản xuất và phân phối, trong cả nông nghiệp và công nghiệp, giữa nguồn lực và sử dụng nguồn lực. Điều này gây ra lãng phí lớn. Sự lãng phí này có thể hạn chế được nếu người lãnh đạo quan tâm hơn tới mảng dịch vụ. Chừng nào người lãnh đạo còn nghĩ tới tiền nhiều hơn việc phục vụ xã hội thì sự lãng phí đó vẫn còn tiếp diễn. Chỉ có người nhìn xa trông rộng mới ngăn chặn được sự lãng phí này. Những người thiển cận chỉ nghĩ tới tiền đầu tiên sẽ không nhìn thấy được sự lãng phí. Họ nghĩ dịch vụ chỉ là sự quan tâm đến người khác thay vì nghĩ đó là yếu tố quan trọng nhất thế giới. Họ không biết bỏ qua mối lợi nhỏ để thấy được điều lớn lao hơn, đó đó họ cũng không thấy đâu là điều lớn lao nhất. Chính vì vậy, hoạt động sản xuất của những người theo chủ nghĩa cơ hội với quan điểm tiền là trên hết sẽ là hoạt động ít lợi nhuận nhất. Dịch vụ có thể dựa trên tình cảm quan tâm tới người khác, nhưng kiểu dịch vụ đó không phải lúc nào cũng tốt nhất, vì tình cảm thế nào thì hành động như thế đó.

Điều đáng nói ở đây không phải là những doanh nghiệp sản xuất không có khả năng phân chia lợi nhuận công bằng mà đơn giản là sự lãng phí quá lớn khiến họ không còn đủ lợi nhuận để chia đều cho những người liên quan( như nhân viên, công nhân..)mặc dù sản phẩm của họ luôn được bán với giá rất cao để giảm sự tiêu thụ.

Giải pháp xoá đói nghèo không nằm ở chỗ tiết kiệm cá nhân mà nằm ở chỗ sản xuất tốt hơn. Khái nhiệm tiết kiệm thực sự đã bị làm dụng, tiết kiệm chính là sự lo sợ. Trong một số hoàn cảnh, những con số về sự lãng phí có thể ám ảnh đầu óc con người, thường là những người theo chủ nghĩa thực dụng. Và để chống lãng phí, họ có chủ trương tiết kiệm. Nhưng tiết kiệm chỉ làm cải thiện tình hinh đôi chút chứ không đảo ngược được vấn đề từ sai thành đúng được.

Tiết kiệm là thói quen của những người chỉ sống một nữa mà thôi. Tất nhiên tiết kiệm luôn tốt hơn là hoang phí, và cũng không ai cho rằng nó không tốt như tiêu dùng. Việc cắt giảm những thứ cần thiết trong cuộc sống thực sự có điều gì đó không ổn? Người người tiết kiệm thậm chí còn kiệm cả không khí thở, và tiết kiệm cả những lời khen ngợi. Họ làm cho cơ thể và tâm hồn mình khô héo đi. Đó chính là lãng phí nhựa sống. Có hai loại lãng phí đó là tiêu xài phung phí tiền của và quá chậm chạp và để tiền của nằm chết một chỗ không sinh lời. Như vậy, những người tiết kiệm quá có nguy cơ xếp chung với những người chậm chạp. Tiết kiệm cũng có thể bị hiểu sai và bị đề cao quá, thành ra lại không tốt. Chúng ta hay dạy trẻ tiết kiệm tiền ngằm ngăn chặn chi tiêu hoang phí và vị kỷ. Điều này cũng tốt, nhưng không tích cực cho lắm vì không giúp trẻ tự thể hiện mình và tự tính toán chi tiêu. Do đó, dạy trẻ cách đầu tư và tiêu tiền sẽ tốt hơn là dạy chúng tiết kiệm. Những người trẻ tuổi nên đầù tư hơn là tiết kiệm. Họ nên đầu tư vào bản thân để tăng tính sáng tạo, cho tới khi họ sử dụng tối đa khả năng của họ, thì lúc đó mới nghĩ tới việc tiết kiệm một phần thu nhập của mình. Khi ta không muốn phấn đấu để làm việc hiệu quả hơn đồng nghĩa với việc không tiết kiệm, khi đó cũng có nghĩa là ta đang tự lấy đi nguồn vốn cơ bản của chính mình và tự chúng ta đang làm giảm đi giá trụ mà tạo hoá ban tặng.  Nguyên tắc sống là phải tiêu dùng chính là một lời hướng dẫn thực tế trong cuộc sống. Tiêu dùng tích cực, chủ động và mang lại cuộc sống. Có tiêu dùng là có cuộc sống. Tiêu dùng sẽ làm tích luỹ hơn số lượng hàng hoá.

Chúng ta sẽ giải quyết thiếu thốn cá nhân mà không cần phải thay đổi điều kiện chung. Việc tăng lương, tăng giá tăng lợi nhuận và các khoản tăng khác nhằm đem lại nhiều tiền hơn chỉ là nỗ lực của tầng lớp này hay giai cấp kia thoát khỏi cảnh khó khăn bất chấp người khác sống chết ra sao. Thật sai lầm khi cho rằng chỉ có tiền mới giải quyết được khó khăn. Người lao động tin rằng nếu có lương cao hơn, họ có thể vượt qua được giới hạn khó khăn. Những nhà tư bản cũng cho rằng nếu có lợi nhuận nhiều hơn họ có thể vượt qua được bão táp. Quan niệm này thật là qúa đơn giản. Tiền bạc, nhìn chung rất quan trọng, nhưng nó không có gía trị hơn là mệnh giá chính con người xác lập cho nó, và tiền bạc cũng có thể bị lạm dụng. Nhiều ngươì tin tưởng một cách mù quáng rằng tiền có thể thay thế sự giàu có thật sự, đến nỗi niềm tin đó đã đồng thời phá vỡ giá trị tổng thể của tiền.

Nhiều người cho rằng có sự xung đột giữa nông nghiệp và công nghiệp. Thực tế chẳng có sự xung đột nào cả. Chẳng có nghĩa lý gì khi nói rằng vì thành phố đã quá đông đúc nên mọi người cần quay về nông thôn. Nếu mọi người làm như vậy, chắng mấy lúc mà nghề nông suy thoái vì dư thừa lao động. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là đổ xô đến thành phố chuyên sản xuất, chế biến hàng hoá lại tốt hơn, vì nếu nông trại bỏ hoang thì người công nhân sản xuất hàng hoá để làm gì? Do đó cần có sự tương hỗ giữa nông nghiệp và công nghiệp. Nhà sản xuất có thể cung cấp cho người nông dân những gì họ cần trong cuộc sống và cho công việc nhà nông. Người nông dân cũng như những nhà sản xuất nguyên liệu thô khác có thể cung cấp nguyên liệu cho nhà sản xuất. Việc trao đổi qua lại như vậy , chúng ta sẽ có được một hệ thống dịch vụ sâu rộng và ổn định.

Nông trại cũng có những mùa rỗi việc. Đó là thời gian để người nông dân có thể vào nhà máy và giúp cho sản xuất những thứ anh ta cần cho việc trồng cấy ở nông trại. Nhà máy cũng có những mùa ít việc. Khi đó, người nông dân có thể quay về với đồng đất của mình để gia tăng sản xuất lương thực. Chính vì vậy, chúng ta sẽ bỏ được thời gian rảnh rỗi và lấy lại sự cân bằng giữa nông nghiệp và công nghiệp.

Công nghiệp sẽ được phi tập trung hoá. Khi chúng ta biết thêm về sản xuất và biết thêm về những bộ phận có thể hoán đổi cho nhau, thì lúc đó ta sản xuất được những bộ phận có thể tách rời nhau sau đó lắp ráp lại chúng với nhau.

Việc nghiên cứu và dự trữ nguồn năng lượng rẻ và tiện lợi- không phải để sử dụng ngay lập tức, nhưng để dự phòng cho tương lai- sẽ có hiệu quả hơn bất kỳ biện pháp nào trong việc taọ ra sự cân bằng trong cuộc sống và cắt giảm lãng phí- nguồn gốc của đói nghèo. Không có nguồn năng lượng nào là duy nhất, có thể từ thuỷ điện, dầu mỏ, năng lượng nguyên tử, và tương lai hướng tới năng lượng sạch( năng lượng mặt trời, gió, và thuỷ triều).

Henry Ford, My life and work

0 comment: