Albert Einstein nhà vật lý lý thuyết lỗi lạc của thế kỷ XX, người có thể sánh ngang cùng với Isaac Newton( đặt nền móng cho vật lý vào nh...
Albert Einstein thất nghiệp gần 2 năm và bị từ chối hơn 10 năm trước khi đoạt giải Nobel
Albert Einstein nhà vật lý lý thuyết lỗi lạc của thế kỷ XX, người có thể sánh ngang cùng với Isaac Newton( đặt nền móng cho vật lý vào những năm 1600).
Einstein chậm biết nói, các thành viên trong gia đình xem ông như chậm phát triển. Mỗi khi có điều gì muốn nói phải lẩm nhẫm với chính mình trước, cho đến khi rành mạch với phát ra tiếng. Sự chậm phát triển của ông cộng với tính nổi loạn không nghe lời giáo viên, khiến một người đã đuổi học ông, còn một người khác cho rằng ông chẳng làm nên trò trống gì.
Cả hai bên nội ngoại đều là dân Do Thái, nghề nghiệp chủ yếu của họ là buôn bán, có mức sống khiêm tốn tại vùng quê Swabia, phía tây nam nước Đức.
Nguồn căn của việc thất nghiệp gần 2 năm.
Einstein nổi tiếng là cậu sinh viên hỗn hào, năm 17 tuổi cậu ghi danh vào trường Bách Khoa Zurich Thụy Sĩ, trường cũng khá có tiếng tăm trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật. Ông là một trong 11 sinh viên năm nhất ghi danh vào ngành đào tạo " giáo viên chuyên ngành toán và vật lý". Với thái độ hỗn hào có sẵn, Eistein hoài nghi kiến thức thầy mình dạy, thầy Weber. Ban đầu Einstein có vẻ thích thú nhưng dần dà không thích Weber nữa. Einstein cho rằng ông quá chú trọng vào các nền tảng lịch sử vật lý, mà không bàn nhiều về các vấn đề đương đại. Weber nổi giận trước sự xem thường không khéo che giấu của Einstein.
Sự xấc xược của Einstein cũng khiến ông gặp rắc rối với giáo sư vật lý khác, thầy Jean Pernet, người phụ trách các bài tập thực nghiệm và thực hành trong phòng thí nghiệm. Trong môn lý thuyết cơ bản, Pertnet cho Einstein điểm 1, điểm thấp nhất. Nguyên nhân là vì Einstein hiếm có trên lớp học. Einstein không chịu làm theo hướng dẫn thực nghiệm của người trợ giảng, Carl Seelig. Điều đó thỉnh thoảng cũng tai hại, tháng 7/1899 ông đã làm nổ phòng thí nghiệm của Pernet, khiến bàn tay bị thương nặng và tưởng chừng như ông không thể chơi được Violin trở lại.
Thầy Hermann Minkowski, giáo sư toán học người Do Thái, mặt vuông hình chứ điền đánh giá Einstein là kẻ lười biếng " Cậu ta chằng bao giờ để ý đến toán học".
Điểm luận văn tốt nghiệp, thầy Weber cho Einstein và người bạn gái của cậu là Mileva Maric điểm thấp nhất. Lần lượt số điểm là 4,5 và 4. Thầy Weber còn gây khó dễ bằng cách nói Einstein không chịu viết lên loại giấy đúng quy định, và bắt phải chép lại toàn bộ luân văn.
Giữa tháng 8- 1900, Einstein thử xin chân trợ giản cho giáo sư ở trường Bách Khoa. Thông thường cựu sinh viên sẽ có được vị trí này nếu muốn và Einstein tự tin mình có thể được vị trí này. Cùng lúc này ông từ chối luôn lời đề nghị làm ở một công ty bảo hiểm. Nhưng vấn đề là hai giáo sư vật lý ở trường Đại học Bách Khoa ý thức rõ tính hỗn hào của Einstein. Giáo sư Weber ghét ông đến nỗi không kiếm ra sinh viên khoa vật lý và toán học nào phụ giúp đành phải thuê hai sinh viên bên khoa kỹ thuật.
Đến cuối tháng 9, Einstein vẫn ở nhà cùng cha mẹ ở Milan và không nhận được lời mời làm việc nào. Ông ở nhà tiếp tục viết đơn vin việc gửi Giáo sư Hurwitz, hãy cùng đọc nội dung xem bạn có chấp nhận một đơn xin việc như vậy không nhé.
" Em không có thời gian tham gia lớp chuyên đề toán học, không có gì để bênh vực cho việc em đã không tham dự hầu hết các buổi giảng của thầy. Tuy nhiên, việc cấp quốc tịch cho em ở Zurich sẽ phụ thuộc và việc em có một công việc lâu dài hay không"
Trong cả 3 lá thư xin việc, đều bạt vô âm tính. Suốt mùa thu năm đó, Einstein chỉ có thể đi dạy kèm để kiếm sống, gia đình đã ngừng chu cấp cho ông. Thế nhưng Einstein vẫn lạc quan. Khi ở Milan và Zurich ông đã gửi hàng loạt thư xin việc nhưng đều vô vọng. Ông viết cho người bạn thân của mình là Grossmann:" Tôi đã làm đủ mọi cách và không quên cả khiếu hài hước của mình. Chúa đã tạo ra loài lừa và ban cho chúng một bộ da dày."
Trong một lá thư viết cho Wilhelm Ostwald, giáo sư hóa học ở Leipzig, người được giải Nobel cho đóng góp lý thuyết về pha loãng. Einstein viết:" Công trình hóa học đại cương của ông đã truyền cảm hứng cho tôi viết bài báo, có gửi kèm theo đây. Tôi không có tiền, và chỉ một công việc như thế này mới giúp tôi tiếp tục các nghiên cứu của mình. Đánh giá của ông về bài báo của tôi rất quan trọng" Thế nhưng, vẫn không có câu trả lời nào.
Lá thư xin việc giúp của cha Eisntein
Cha của Einstein, sống cùng Einstein khi đó ở Milan, âm thầm chia sẽ nỗi lo lắng của cậu con trai, cố gắng giúp đỡ bằng một lá thư quá dễ thương gửi đến Ostwald.
" Xin hãy tha thứ cho người cha mạo muội đang viết thư cho ngài vì cậu con trai, thưa ngài giáo sư kính mến. Albert năm nay 22 tuổi, cháu đã học ở trường Bách Khoa Zurich bốn năm và hè vừa qua, cháu đã tốt nghiệp với điểm khá tốt. Kể từ đó cháu đã cố gắng xin làm trợ giảng, một công việc cho phép cháu đào sâu về vật lý, nhưng không thành công. Tất cả những người ở vị trí đánh giá đều khen ngợi năng lực của cháu. TÔi có thể bảo đảm với ngài rằng cháu cực kỳ chăm chỉ, kiên trì và rất yêu khoa học. Do đó, cháu cảm thấy vô cùng buồn vì hiện tại chưa có việc làm, và cháu ngày càng tin rằng mình đã lầm đường khi chọn nghề này. Ngoài ra cháu còn bị đè nặng bởi suy nghì rằng mình là gánh nặng đối với chúng tôi, những người có thu nhập khiêm tốn. Vì ngài là người mà dường như con trai tôi rất khâm phục và trân trọng hơn bất kỳ học giả vật lý nào, nên tôi muốn gửi ngài một lời đề nghị khiêm nhường, mong ngài đọc bài báo của cháu và viết cho cháu một dòng khích lệ nếu có thể, để cháu có thể lấy lại niềm vui trong cuộc sống và công việc. Ngoài ra, nếu ngài có thể đảm bảo cho cháu một công việc phụ tá, tôi sẽ vô cùng biết ơn ngài. Tôi xin ngài thứ lỗi vì đã mạo muội viết thư cho ngài, và con trai tôi không biết gì về việc làm bất thường này của tôi".
Ostwald vẫn không trả lời. Tuy nhiên, 9 năm sau, trong ông trớ trêu thú vị của lịch sử, ông lại là người đầu tiên đề cử Einstein cho giải thưởng Nobel.
Eintein tin chắc răng oan gia của mình tại trường Bách Khoa Zurich, giáo sư vật lý Heinrich Weber, là người đứng sau những khó khăn này.
Sau những nổ lực bất thành, Eintein tâm sự với người bạn thân Grossmann, hóa ra lại là người có thể giúp Eintein có được chân nhân viên hạng ba ở Cục Cấp Bằng Sáng Chế( ngày 16 tháng sáu năm 1902), khi một phiên họp của hội đồng Thụy Sĩ chính thức chọn ông làm chuyên viên bậc ba của Cục Sở Hữu Trí Tuệ Liên bang với mức lương 3,500 franc/ năm. Ông dành 7 năm sáng tạo nhất cuộc đời mình ở Cục Sáng Chế, đến chỗ làm 8 giờ sáng, 6 ngày một tuần, kiểm tra các đơn xin cấp bằng sáng chế. Ông nhớ lại :" Tôi có thể làm công việc của cả ngày chỉ trong 2 hay 3 giờ đồng hồ. Thời gian còn lại tôi nghiên cứu các ý tưởng riêng của mình". Cấp trên của ông Friedrich Haller, là người tốt tính , hay cằn nhằn về chủ nghĩ hoài nghi, hài hước và thường lờ đi mớ giấy tờ bừa bộn trên bàn của Einstein, chỗ giấy đó sẽ biến mất vào ngăn kéo khi có người đến chỗ ông." Mỗi khi có ai ghé qua, tôi sẽ nhét những tờ ghi chú của mình vào ngăn bàn và vờ như đang làm công việc của cơ quan."
Đoạt giải Nobel vật lý
Có vẻ như một ngày nào đó ông sẽ đoạt giải Nobel cho sáng kiến không tuân theo sự gò bó, hay quy chuẩn của khoa học đương đại. Lần đầu ông được đề cử giải này năm 1910 bởi giáo sư Wilhelm Ostwald, người 9 năm trước đã từ chối lời khẩn cầu xin việc của Einstein. Ostwald trích dẫn Thuyết tương đối hẹp, nhấn mạnh rằng lý thuyết này liên quan đến vật lý cơ bản và không phải triết học đơn thuần như lập luận của một số người gièm pha Einstein. Đó là điều mà ông nhấn mạnh trong nhiều lần trong những năm sau đó khi tái đề cử Einstein.
Úy ban báo cáo họ cho rằng nên chờ đợi để có thêm bằng chứng thực nghiệm cho Thuyết đương đối. Einstein nhận được sự ủng hộ từ các nhà vật lý suất sắc khác như Whilhelm Wien, Robert Marc Friedman, một nhà sử gia khoa học ở Oslo, viết:" Các nhà vật lý Thụy Điển với thiên kiến thức thực nghiệm mạnh mẽ đa số áp đảo ở Ủy ban này. Họ coi đo lượng chính xác là mục tiêu cao nhất trong ngành nghiên cứu của mình".
Lorentz cùng Bohr và sáu người khác chính thức ủng hộ Einstein, hầu như tập trung vào thuyết đương đối hoàn chính của ông.
Việc kéo dài thời gian đoạt giải có cả yếu tố chính trị can thiệp. Những lập luận chống lại Einstein đầy những thành kiến cá nhân và văn hóa. Một số cho rằng sự tự quảng bá hình ảnh cá nhân của Einstein không xứng đáng nhận giải Nobel.
Chủ tích Ủy ban, Arrhenius giải thích lý do không trao giải Nobel năm 1920. Ông ta viết các kết quả nhật thực( được quan sát để kiểm chứng tính chính xác của Thuyết tương đối) bị phê bình là mơ hồ, và các nhà khoa học vẫn chưa chứng thực được dự đoán của thuyết này là ánh sáng đến từ mặt trời sẽ dịch chuyển về phía đầu đỏ của phổ do lực hấp dẫn của mặt trời. Ông ta cũng trích lập luận của Ernst Gehrcke, người kịch liệt chống thuyết tương đối và bài Do Thái. Ông cho rằng sự thay đổi quỹ đạo của sao Thủy có thể được giải thích bằng thuyết khác. Ngoài ra, Philipp Lenard cũng bắt đầu chiến dịch chống Einstein.
Đến năm 1921, cơn cuống Einstein của công chúng, dù xấu hay tốt cũng đã gây nên áp lực tối đa cho Úy bản.Einstein nhận được chính thức 14 đề cử nhiều hơn bất kì ứng viên nào.
Vị cứu tinh xuất hiện, đó là nhà vật lý lý thuyết của Đại học Uppsala, Carl Whilhelm Oseen, người gia nhập Ủy bản năm 1922. Ông là đồng nghiệp và là bạn của Gullstrand. Oseen nỗ lực thúc đẩy trao giải cho Einstein vì đã " phát minh ra định luật hiệu ứng quang điện". Hẳn nhiên, đó không phải là đề cử cho Thuyết Tương đối. Oseen cũng đề xuất rằng việc trao giải thưởng bị hoãn từ năm 1921 sẽ cho phép Viện hàn lâm lấy đó làm cơ sở để đồng thời trao giải cho Niels Bohr giải thưởng năm 1922, vì mô hình nguyên tử của ông này dựa trên các định luật giải thích hiệu ứng quang điện. Ngày 6 tháng 9 năm 1922, Viện Hàn lâm bỏ phiếu, Einstein và Bohr lần lượt nhận giải Nobel vật lý lần lượt năm 1921 và 1922. Như vậy, Einstein trở thành người nhận giải Nobel năm 1921, như thông báo chính thức sau," vì công lao của ông đối với ngành vật lý lý thuyết và đặc biệt cho phát minh định luật hiệu ứng quang điện". Định luật của ông đã trở thành nền tảng cho ngành quang hóa học định lượng tương tự như định luật của Faraday là cơ sở cho ngành điện hóa học."
Giải thưởng năm đó lên tới 121.573 Kronor Thụy Điển, tương đương với 32.250 USD, cao gấp 10 lần mức lương hằng năm của một giáo sư bình thường vào thời điểm đó. Theo thỏa thuận ly dị với vợ cũ của ông, bà Maric, Einstein gửi một phần giải thưởng tới quỹ tín thác ở Zurich cho bà và các con, số còn lại được gửi vào một tài khoản tại ngân hàng Mỹ với phần lãi suất được chuyển trực tiếp cho bà. Cuối cùng, số tiền này được Maric dùng để mua ba ngồi nhà có căn hộ cho thuê ở Zurich.
Theo Cuộc đời và Vũ trụ, Walter Isaacson
About author: SBC SCIENTIFIC
SBC Scientific- Bringing technology to the People.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 comment: