Thomas Edison tên đầy đủ là Thomas Alva Edison(1847-1931). Thuở nhỏ ông là người rất hiếu kỳ, với cái đầu rất to các bác sỹ chẩn đoán ông...
Thần tượng thời thơ ấu - Thomas Edison mà tôi biết
Thomas Edison tên đầy đủ là Thomas Alva Edison(1847-1931). Thuở nhỏ ông là người rất hiếu kỳ, với cái đầu rất to các bác sỹ chẩn đoán ông sau này sẽ bị đau óc, nhưng họ đã sai lầm. Chính nhờ bộ óc to lớn đó mà những phát minh và sáng kiến của ông ảnh cực kỳ to lớn đối với nhân loại.
Edison tư học tại nhà và đức tính ham học hỏi
Edison chỉ theo học tại trường vỏn vẹn 3 tháng. Ông luôn đặt các câu hỏi hóc búa đối với giáo viên, mà không chịu trả lời câu hỏi của họ. Chính vì vậy, Edison thường đội sổ và bị chế giễu là đần độn. Mẹ ông bà Nancy là một giáo viên đã quyết định để cậu con trai tự học tại nhà, bà biết cách giáo dục con mình như thế nào và bảo vệ con mình thoát khỏi tác động xấu của sự căm ghét trường học.
Edison rất ham đọc sách và ông đọc rất nhanh. Hầu như không có cuốn sách về một chủ đề quan trọng nào đó mà ông chưa từng đọc. Người ta tìm thấy bản sao cuốn Triết học thực nghiệm và tự nhiên của Richard Green Parker ( Xuất bản 1856). Cuốn sách đó là cuốn đầu tiên khoa học đầu tiên mà ông đọc khi 9 tuổi, ông chọn nó bởi vì là cuốn đầu tiên mà ông có thể hiểu! Cuốn sách đó chứa đựng hầu hết những kiến thức khoa học lúc bấy giờ. Nó bao gồm từ động cơ hơi nước, đến khinh khí cầu, hóa học và hàng trăm các thí nghiệm khác nhau. Đó dĩ nhiên là cuốn sách mà một cậu bé 9 tuổi khó có thể hiểu được, vậy mà chính là thứ Edion tìm kiếm. Từ lúc đọc cuốn sách đó, số phận đã mang ông đến với khoa học. Dần già, ông tự kiểm chứng các loạt thí nghiệm trong sách. Ông phải tự tay mình kiếm chứng chứ không thừa nhận sự có sẵn của chúng. Ông làm một phòng thí nghiệm nhỏ trong hầm rượu của mình và dùng tất cả tiền bạc để mua hóa chất và hiệu thuốc địa phương.
Edison tự kiếm tiền phục vụ cho nhu cầu thí nghiệm của mình
Ông tiếp tục đọc sách và thí nghiệm nhiều hơn, nhu cầu về hóa chất đã trở nên quá lớn đối đối với số tiền nhỏ mà một cậu bé có thể xin cha mình. Từ đó đã thôi thúc ông xin việc bán báo ở chuyến tàu Grand Trunk lúc 12 tuổi.
Edison không quá coi trọng tiền bạc, nhưng để thực hiện được mục tiêu của mình ông phải tìm mọi cách để kiếm tiền. Ông còn lập một phòng thí nghiệm nhỏ ở khoang hành lý trên tàu, nơi ông cất vật dụng và những tờ báo. Nhu cầu thí nghiệm của ông ngày càng lớn hơn, ông nghĩ cách kiếm thêm tiền. Đó chính là lúc ông cho xuất bản tờ báo Weekly Herald- được in ngay trên tàu. Điều này cho thấy con người ông tiềm tàng động lực thôi thúc phải trở thành một nhà khoa học mạnh mẽ đến mức ông phải tìm mọi cách để thực hiện chúng.
Ông không chỉ thông minh, nhanh nhạy với việc kiếm tiền và còn kiếm với chủ đích riêng của mình. Mỗi đồng ông kiếm được đều tận dụng cho việc mua sách và hóa chất thí nghiệm.
Một hôm Edison đánh rơi thanh phospho trên tàu, thế là khoang tàu bốc cháy. Trong lúc cố dập lửa thì ông bị bắt gặp, viên trưởng tàu đã tống cổ ông cùng với đồ nghề xuống ga tiếp theo. Sáu mươi bảy năm sau, Edison được tổng thống Herbert Hoover hộ tống trên con tàu( cũng tại ga đó luôn).
Edison bị mắc chứng lãng tai, nguyên nhân không phải do viên trưởng tàu bắt gặp và bạt tai ông. Mà do một lần trễ tàu vì phải đợi khách mua báo, con tàu bắt đầu lăn bánh. Ông chạy theo và nhảy lên bậc cửa phía sau, ông suýt bị gió thôi và khó tự leo lên vì bậc cửa cao. Một nhân viên trên tàu nắm lấy tai, khi ông kéo lên thì cảm thấy có gì đó rách trong tai. Từ đó ông bị lãng tai. Nhưng cũng chính nhớ nó mà ông tập trung hơn khi làm điện tín viên, hoặc khi ông cải thiện ống nghe trên điện thoại. Điều đó giúp cho chúng hữu dụng hơn vì thời đó ống nghe rất yếu nên không thể thương mại hóa được.
Nhân duyên với ngành điện
Ông đến với điện cũng rất là tình cờ. Vào tháng 8 năm 1862, khi ở ga Mount Clemens, ông nhìn thấy J.U Mackenzie cô con gái nhỏ của nhân viên nhà ga - đang bò trên đường ray phía trước của một đầu tàu đang chuyển hướng. Ông lao tới bế và trao cho người cha. Để trả ơn người cha đã dạy cho Edison mọi thứ về điện báo. Edison tiếp thu rất nhanh, và sớm trở thành một tín viên xuất sắc- có thể gửi hoặc nhận thông tin đến bất cứ ai. Công việc điện tín mở đường cho ông đến với ngành điện và chuyển hướng ông với dự định ban đầu là trở thành nhà hóa học. Sự nghiệp của ông mà sau này sẽ mang đến cho chúng ta bóng đèn sợi đốt và toàn bộ hệ thống cung cấp cho ngành công nghiệp điện hiện đại.
Sự nghiệp của Edison không những tạo ra hàng triệu công việc trên đất nước Mỹ mà nó ảnh hướng tới lợi ích của nền kinh tế toàn cầu. Sự nghiệp của ông không chỉ là các phát minh vĩ đại mà còn là một tấm gương đưa khoa học vào cuộc sống hàng ngày và chứng minh rằng, bằng sự kiên trì nỗ lực và không ngừng thử nghiệm, mọi vấn đề có thể giải quyết.
Những sáng kiến của Edison
Nếu không có phát minh bóng đèn sợi đốt thì không biết nhân loại sẽ đi theo hướng nào? Nhờ phát minh ấy, đã giải phóng con người khỏi giới hạn của ánh sáng ban ngày và tạo thêm nhiều thời gian làm việc mỗi ngày. Từ thời kỳ trước người ta sử dụng đèn dầu hoặc khí gas, kể từ khi xuất hiện bóng đèn sợi đốt thì nhu cầu con người trở nên nhiều hơn. Việc làm được tạo ra cũng nhiều hơn, cung cấp ánh sáng cho các nhà máy làm việc vào ban đêm, làm giảm giá thành sản phẩm và tăng năng suất các thiết bị.
Nếu không có hệ thống phát điện thì đã không giải phóng ngành công nghiệp khỏi hệ thống dây! Máy móc thời kỳ này sẽ cần dây cuaroa và cần trục. Động cơ điện cho phép máy móc được sắp xếp theo trình tự công việc, chỉ riêng điều đó đã tăng gấp đôi hiệu suất và nó loại bỏ khối lượng lớn vận chuyển và xử lý không cần thiết.
Những chiếc ô tô sẽ trở nên rất xa xỉ nên không có sự hỗ trợ của động cơ điện. Những sáng chế của ông đã mở rộng sư phát triển của điện thoại và điện báo cũng như truyền thông giá rẻ. Ông cũng biến chiếc máy đánh chữ thành công cụ văn phòng tiện dụng và còn đóng vai trò quan trọng nhất trong sự phát triển pin lưu trữ
Máy quay đĩa và phim ảnh động cũng là 2 lĩnh vực mà ông tiên phong. Ông cũng là người đầu tiên chế tạo radio nhưng không theo đuổi đến cùng do áp lực công việc khác.
Ở lĩnh vực xây dựng ông là người đầu tiên nghiên cứu quy trình sản xuất xi măng, thành phần pha trộn bê tông và phương pháp xây dựng tòa cao ốc bằng cách đổ bê tông lỏng thay vì xếp gạch hay đá khối chồng lên nhau.
Edison còn phát triển phương pháp tách sắt ra khỏi quặng chất lượng thấp. Để bảo đảm có đủ lượng sắt, ông đã tận dụng tối đa quặng sắt hàm lượng thấp vốn bị coi là vô giá trị.
About author: SBC SCIENTIFIC
SBC Scientific- Bringing technology to the People.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
tug dok cau chuyen cua ong tu` nho~ xiu'.
Trả lờiXóa